Thứ bảy, ngày 3 tháng 5 năm 2025 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
Bạn thấy nội dung trên Trang thông tin điện tử Quỹ Bảo trợ trẻ em như thế nào?
490 người đã bình chọn
820 người đang online

Chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19

Đăng ngày 20 - 11 - 2021
100%

"Phương châm của chúng tôi là vận động để mọi cháu đều có gia đình, đều có người thân để đỡ đầu. Trong trường hợp không có người thân, sẽ có các mẹ từ Trung ương Hội LHPN Việt Nam nhận đỡ đầu, trường hợp xấu nhất mới nghĩ đến các cơ sở bảo trợ xã hội”. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội liên quan đến công tác bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em mồ côi do đại dịch.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu trước phiên trả lời chất vấn
Chiều 10/11, sau khi kết thúc chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. 
Liên quan đến công tác bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em mồ côi do đại dịch, trong phần chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) đặt câu hỏi: Đại dịch COVID-19 khiến nhiều trẻ em trên khắp cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam thành trẻ mồ côi và trở thành gánh nặng lớn, tạo áp lực lớn lên hệ thống Bảo trợ xã hội, Bộ trưởng có giải pháp nào để công tác nuôi dưỡng trẻ mồ côi do COVID-19 được đảm bảo tốt?
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) đặt câu hỏi
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 2.532 trẻ em mồ côi do COVID-19, trong đó, có 81 em là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. “Trước thực tế đó, Bộ LĐTBXH đã chủ động ban hành chính sách liên quan đến trẻ em nói riêng và đối tượng bảo trợ nói chung. Trong đó, có Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 đã quy định đối tượng bảo trợ trẻ em và các cháu mồ côi được hưởng chính sách như thế nào.” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Cùng với đó, có quy định với trẻ em được hưởng chính sách trong các làng trẻ em SOS. Trước khi ban hành chính sách này, Bộ đã có tham khảo chính sách chung của quốc tế, cho thấy rằng nhìn chung chính sách của chúng ta khá đồng bộ. Trên thế giới dành cho trẻ em SOS khoảng 1,1 triệu đến 1,8 triệu, ở Việt Nam đối với trẻ em dưới 4 tuổi có người thân đỡ đầu thì ở mức 1,8 triệu.
“Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đã có quyết định hỗ trợ tất cả các cháu mồ côi cha hoặc mẹ, mỗi cháu 5 triệu đồng. Riêng các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ sẽ được nhận một quyển sổ tiết kiệm trị giá 20 triệu đồng” - Bộ trưởng cho biết thêm.
Về công tác đảm bảo hỗ trợ, chăm sóc cho trẻ em mồ côi, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Phương châm của chúng tôi là vận động để mọi cháu đều có gia đình, đều có người thân để đỡ đầu. Trong trường hợp không có người thân, sẽ có các mẹ từ Trung ương Hội LHPN Việt Nam nhận đỡ đầu, trường hợp xấu nhất mới nghĩ đến các cơ sở bảo trợ xã hội”.
Cũng tại nghị trường, qua trực tuyến, Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi về vai trò, trách nhiệm của Bộ LĐTBXH trong việc xử lý và phòng ngừa các hành vi bạo lực xâm hại trẻ em?
Giải đáp vấn đề của đại biểu Nguyễn Thị Lệ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, quan điểm của các nước rất khác nhau, xâm hại trẻ em trên thế giới ở ngưỡng xấp xỉ 30%. Ở nước ta chưa có cuộc điều tra tổng thể phạm vi cả nước nào về vấn đề này, qua điều tra sơ bộ, xâm hại bạo lực ở nước ta tương đương với các nước châu Á, không cao hơn cũng không thấp hơn nhiều.
Bên cạnh đó, nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em, nhưng chưa đủ sức răn đe. Bộ trưởng nhận định: “Hệ thống pháp luật tương đối rõ ràng, nhưng về tính chất thì chưa đủ sức răn đe, vì vậy, chắc chắn cần điều chỉnh những quy định này”.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ kết hợp cùng các đơn vị liên quan phấn đấu thực hiện “3 nhất”, gồm: phát hiện sớm nhất, xử lý nghiêm minh nhất, chăm sóc, hỗ trợ các em tốt nhất.

<

Tin mới nhất

Nâng cao năng lực về công tác xã hội trong ứng phó các thông tin xấu, độc, tiêu cực của mạng xã...(20/04/2025 9:06 SA)

VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC ỦNG HỘ QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH THANH HÓA NĂM 2024(01/06/2024 10:52 SA)

Kiểm tra, giám sát Chương trình "Gói mì hạnh phúc" huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa(25/04/2024 3:32 CH)

Các tài liệu truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên Cổng thông tin tổng đài bảo vệ trẻ em 111(23/06/2023 9:29 SA)

THƯ CẢM ƠN(08/02/2023 10:44 SA)

Họp Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam 2022 - Huy động mọi nguồn lực để trẻ em có hoàn...(27/09/2022 11:26 SA)

Hướng dẫn công tác vận động, đóng góp nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp năm 2022.(09/06/2022 4:10 CH)

Chung tay phòng, chống xâm hại và bạo lực trẻ em ở Thanh Hóa(01/06/2022 8:54 SA)

Chung tay bảo vệ, phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em(01/06/2022 8:12 SA)

Công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa(27/12/2021 2:36 CH)

°